Sợi visco là gì? Ưu nhược điểm và cách bảo quản sợi visco

Trong ngành may mặc hiện nay, có nhiều loại vải được sử dụng với mục đích khác nhau. Có những loại vải với cái tên quen thuộc như: vải 100% cotton, polyester hoặc các loại vải nhân tạo khác. Nhưng thời điểm gần đây có loại vải có thể thay thế được các loại khác, thành phần cũng phù hợp với thời tiết ở Việt Nam.

Sợi visco được làm từ thiên nhiên và đang được sử dụng ưa chuộng trong thị trường hiện nay và để hiểu hơn về Là sợi vải visco được làm từ thiên nhiên và đang được sử dụng ưa chuộng trong thị trường hiện nay và để hiểu hơn về sợi visco là gì? Ưu nhược điểm và cách bảo quản sợi visco hãy đọc qua bài viết này nhé!Sợi visco

Sợi visco

Sợi visco là gì?

Sợi visco là một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ chất xơ của cellulose là một chất tự nhiên từ gỗ cây như: mía, tre, đậu nành, gỗ và cây dây. Loại vải visco này có tính ứng dụng cao trong đời sống, chất liệu vải tốt có thể thay thế hoàn toàn vải thun cotton hiện nay. Vì thế hiện nay, nhiều người sử dụng sợi visco không chỉ giá thành rẻ mà chất liệu sợi visco thoáng mát và phù hợp với thời tiết tại Việt Nam.

Ưu và nhược điểm của sợi visco

Để hiểu rõ hơn về sợi visco này, thì bạn cần hiểu và nắm rõ các ưu điểm và nhược điểm của sợi visco. Để trong quá trình sử dụng, không bị mắc phải những lỗi gây ảnh hưởng đến bề mặt vải sợi visco và có thể dùng lâu và bền hơn.

Ưu điểm của sợi visco

  1. Giá thành rẻ: So với các chất liệu sợi vải khác thì giá thành sợi visco rẻ hơn, phù hợp túi tiền của nhiều khách hàng và tính ứng dụng cao có thể thay các loại vải khác.
  2. Thoáng khí và thấm hút tốt: Sợi visco được kết cấu đặc với độ mỏng vừa phải, ngoài ra sợi visco có khả năng thấm hút nước và mồ hôi tôt. Tạo cảm giác cho người mặc thoải mái và rất phù hợp ở thời tiết Việt Nam.
  3. Khả năng kháng khuẩn: Người tiêu dùng hiện nay đều luôn cân nhắc và lựa chọn các chất liệu vải có khả năng kháng khuẩn cao, để tránh trường hợp bị nấm mốc gây mùi khó chịu. Sợi visco này có khả năng kháng khuẩn rất tốt, có thể ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn trong bề mặt vải. Không gây ảnh hưởng lên bề mặt da cua người dùng và ngăn mùi hiệu quả.
  4. Mềm mại: Vải làm từ sợi visco thì chất liệu rất là mềm mại như lụa và tạo cảm giác thỏai mái cho người dùng, có thể thay thế loại vải lụa bằng vải làm bằng sợi visco này.
  5. Dễ thiết kế: Đối với vải visco, chúng được kết cấu từ nhiều loại vải khác nhau nên bề mặt vải luôn mỏng và mềm mại, nên trong quá trình thiết kế không cần quá tỉ mỉ vẫn có thể thiết kế dễ dàng và đơn giản.
  6. Độ bền màu: Sợi vải visco này có thể nhuộm được nhiều loại vải khác nhau để tạo độ bóng và tiết kiệm được chi phí. Khi nhuộm màu thì vải visco rất đẹp, bền màu cực tốt không bị bay mất màu sau mỗi lần giặt nên vì thế vải visco được nhiều nhà may mặc sử dụng.
  7. Phân hủy sinh học: Đối với sợi vải visco này không như các loại vải khác, khi tiêu hủy sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nhưng đối với sợi vải visco được làm từ nhiên nhiên thì khả năng phân hủy tốt hơn va có thể tái chế sử dụng.

XEM THÊM: Sợi Nylon là gì? Nguồn gốc và cách phân loại sợi nylon

Nhược điểm của sợi visco

Mặc dù sợi visco có nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có một số nhược điểm sau:
  1. Dễ nhăn và co rút: Vải visco có xu hướng nhăn và co rút sau khi giặt hoặc khi tiếp xúc với nước. Nên lưu ý và cân nhắc bạn chỉ nên giạt khô với sợi vải visco này. Nếu bạn giặt ướt và phơi dưới ánh nắng mặt trời thì chất liệu của vải sẽ bị giảm.
  2. Dễ biến dạng: Sợi visco có khả năng dễ biến dạng và co lại khi bị kéo, nén hoặc căng. Do đó, cần cẩn thận khi sử dụng và giặt sản phẩm từ sợi visco để tránh làm biến dạng hình dáng ban đầu.
  3. Cần chú ý khi giặt: Vải visco cần được giặt và bảo quản đúng cách để tránh co rút và mất dáng. Thường, nó được khuyến nghị giặt bằng tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ, cùng với việc tránh sử dụng chất tẩy mạnh hoặc vắt nhiều.
  4. Dễ bị nhăn và cháy: Vải visco được làm từ nhiên nên khả năng bị cháy rất là cao và châts liệu vải visco nhăn nên sẽ khó bảo quản sao những lần giặt.

XEM THÊM: Các loại sợi trong ngành may mặc phổ biến hiện nay

Tính ứng dụng của sợi viscose

Sợi vải visco có nhiều ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may và các lĩnh vực khác. Dưới đây là một số ví dụ về tính ứng dụng của sợi vải visco:
  1. Quần áo: Sợi visco được sử dụng để sản xuất áo sơ mi, áo thun, váy, quần, áo lót và nhiều sản phẩm quần áo khác. Với đặc tính mềm mịn và thoáng khí, sợi visco tạo ra các sản phẩm vải có cảm giác thoải mái và phù hợp cho mọi loại thời tiết.
  2. Đồ nội thất: Sợi visco được sử dụng để sản xuất các loại vải đồ nội thất như rèm cửa, bọc ghế, bọc giường và rèm chắn sáng. Sợi visco mang lại vẻ đẹp và cảm giác mềm mịn cho các sản phẩm nội thất.
  3. Sản phẩm dệt kim: Sợi visco cũng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm dệt kim như áo len, áo khoác dệt kim và mũ dệt kim. Sợi này cung cấp sự mềm mịn và độ bền cho các sản phẩm dệt kim.
  4. Sản phẩm công nghiệp: Sợi visco cũng có ứng dụng trong các lĩnh vực công nghiệp khác như lọc nước, đồ gắp và găng tay y tế, băng dính y tế, giấy và nhiều ứng dụng khác.

XEM THÊM: Sợi PP (Polypropylen) là gì? Tìm hiểu về ưu điểm và ứng dụng của sợi PP (polypropylen)

Hướng dẫn cách bảo quản sợi visco

Để bảo quản sợi visco và duy trì độ bền và đẹp của sản phẩm từ sợi visco, bạn có thể tuân thủ các hướng dẫn sau:
  1. Đọc nhãn chỉ dẫn: Luôn đọc và tuân thủ các hướng dẫn bảo quản trên nhãn sản phẩm. Các chỉ dẫn này cung cấp thông tin quan trọng về cách giặt, làm sạch và bảo quản sản phẩm từ sợi visco cụ thể.
  2. Giặt theo cách thủ công hoặc chế độ nhẹ: Vì sợi visco có thể dễ nhăn và co rút, nên tốt nhất là giặt sản phẩm từ sợi visco bằng tay hoặc chọn chế độ giặt nhẹ trên máy giặt. Tránh sử dụng chế độ giặt mạnh và vắt mạnh, vì điều này có thể làm biến dạng và làm mất dáng sản phẩm.
  3. Sử dụng chất tẩy nhẹ: Chọn chất tẩy nhẹ và không chứa chất tẩy mạnh để giặt sản phẩm visco. Tránh sử dụng chất tẩy có chứa chất tẩy clo hoặc chất tẩy oxy, vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sợi visco.
  4. Tránh giặt nước nóng: Hạn chế sử dụng nước nóng để giặt sản phẩm từ sợi visco. Nước nóng có thể gây co rút và làm biến dạng sợi visco. Nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm để giặt.
  5. Tránh làm phơi nắng trực tiếp: Khi phơi sản phẩm từ sợi visco, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Ánh nắng mặt trời có thể làm mất màu và làm mất dáng sợi visco. Hãy phơi sản phẩm trong nơi thoáng khí và tránh ánh nắng mạnh.
  6. Ủi ở nhiệt độ thấp: Nếu cần ủi sản phẩm từ sợi visco, hãy đặt nhiệt độ ủi ở mức thấp hoặc vừa. Đặt khăn ướt hoặc vải bố lên sản phẩm trước khi ủi để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa sợi visco và bàn ủi.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin đầy đủ về sợi vải visco, nắm được ưu nhược điểm của sợi vải visco này để bảo quản tốt hơn và cách sử dụng vải visco tốt hơn. Nếu bạn còn thắc mắc gì về loại vải visco này hãy liên hệ với chúng tôi để có thể hỗ trợ và tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Vải Thun Huy Hoàng là công ty chuyên sản xuất các loại vải thun chất lượng, với giá cả trạnh tranh. Hãy liên hệ với chúng tôi:
Trụ sở chính:
  • Địa chỉ: 141 Bàu Cát 4, P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM
  • SĐT: 0938 793 303 – 0938 486 606
Nhà xưởng và kho:
  • Xưởng: 49 Đường Ấp 1A, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM
  • Kho 1: 4C Lê Thị Kim, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, TP.HCM
  • Kho 2: 26/9S Võ Thị Hồi, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, TP.HCM

XEM THÊM: Sợi tơ tằm là gì? Nguồn gốc và đặc tính của sợi tơ tằm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *