Vải thun là gì? Các loại vải thun phổ biến hiện nay

Vải thun với đặc tính co giãn tốt, thấm hút mồ hôi vượt trội, chắc hẳn không còn là chất liệu quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, vải thun thực chất được cấu tạo thế nào, có bao nhiêu loại vải thun hiện nay thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng bài viết khám phá thông tin hữu ích về chất liệu thun này nhé.

Vải thun
Vải thun

Khái niệm vải thun

Vải thun là gì?

Vải thun, hay còn gọi là Spandex Fabric trong tiếng Anh, là loại vải tổng hợp, thấm hút tốt, đàn hồi cao với thành phần được tạo từ chuỗi chất tổng hợp như nylon, cotton hay poly,…
Loại vải này có khả năng co giãn vượt trội, kéo dài gấp 5-8 lần kích thước bình thường của nó. Thường được sử dụng để may quần áo dạng bó, slimfit. Hầu hết, vải thun nguyên chất không được sử dụng trong hàng may mặc và thay vào đó, sợi vải thun sẽ được kết hợp với các chất vải khác, dệt thành các loại sợi tổng hợp, bán tổng hợp hoặc hữu cơ khác.
Xem thêm: Vải Thun lạnh – Vải thun Silk là gì? Đặc điểm và ứng dụng

Nguồn gốc của chất vải thun

Vải thun ra đời vào thời chiến tranh thứ hai, với mục đích tạo ra chất liệu vải mềm, nhẹ, co giãn tốt và chi phí thấp hơn những chất liệu hiện có. Các nhà khoa học đã mất đến 10 năm tập trung nghiên cứu để tạo sợi và lựa chọn cách dệt nhằm đảm bảo tính chất của vải. Năm 1952, bằng sáng chế loại vải thun đầu tiên được cấp tại Đức.
Nhưng đến 1962 thì loại vải này mới được công ty hóa chất Dupont độc quyền sản xuất và xuất bán với quy mô toàn cầu. Lúc đó, thị trường mới biết đến vải thun là gì, tính chất đặc biệt của vải và doanh số và sản lượng vải tăng lên một cách chóng mặt, dẫn đầu trong số các chất liệu hiện có lúc bấy giờ.
Bài viết liên quan: Vải 100% cotton là gì? Ưu nhược điểm và tính ứng dụng của vải cotton 100%

Phân loại vải thun

Vải thun ngày nay được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Có thể nói, vải thun là chất liệu có nhiều biến thể nhất thị trường hiện nay. Với từng tiêu chí khác nhau, thun lại có những vải khác nhau.

Phân loại theo chất vải

Khi dệt vải thun, có nhiều loại sợi thành phần khác nhau được lựa chọn và vì thế mỗi sự kết hợp lại mang đến những chất liệu khác nhau:
  • Vải thun cotton: Thun cotton 100% được dệt hoàn toàn bằng sợi bông xơ nguyên chất mà không pha tạp thêm bất cứ thành phần nào khác. Ưu điểm của loại vải này là thấm hút ẩm tốt, điều hòa thân nhiệt linh hoạt và mang lại cảm giác thoải mái, mềm mại cho người mặc. Vì thế mà chất liệu thường được lựa chọn may trang phục cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mà không gây kích ứng da.
  • Vải thun CVC: Vải thun CVC hay còn gọi là thun 65/35 với thành phần 65% cotton và 35% sợi polyester. Sự kết hợp này đem đến đặc điểm vượt trội khi khắc phục nhược điểm hay nhăn của sợi cotton nguyên chất, đồng thời đảm bảo độ hút ẩm, tính co giãn mà giá thành lại “dễ chịu” hơn thun cotton.
  • Vải thun TC: Chất liệu còn có tên gọi là thun 35/65 với 35% sợi cotton và 65% còn lại là sợi polyester. Tỷ lệ PE nhiều hơn nên vải thường ít nhăn, gần như không nhăn khi giặt và độ bền tương đối cao. Độ thấm hút ở mức khác, chất lượng vừa phải và giá thành rẻ hơn hai loại trên
  • Vải thun PE: Thun PE được dệt hoàn toàn từ sợi polyester nên sở hữu toàn bộ đặc điểm của sợi vải này. Chúng có độ bền cao, không nhăn, không nhàu, form vải cứng cáp, dễ giặt giũ và bảo quản. Khả năng co giãn 2 chiều có hạn chế nhưng vì giá thành rẻ nên chúng vẫn được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực.
  • Vải thun lạnh: Thun lạnh có thành phần vải từ 100% sợi Polyetylen, có thể nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm 2-5% sợi bông để vải mềm và trơn hơn. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chất liệu thun lạnh nhờ bề mặt trơn láng, chống thấm nước, co giãn thấp, ít bị chảy vì nhiệt, không nhăn, không xù sau quá trình sử dụng.

    Vải thun
    Vải thun lạnh
  • Vải thun mè: Thun mè thực chất là một loại của vải thun lạnh với bề mặt vải được dệt nổi như những hạt mè. Loại vải này bóng, đẹp, giá thành lại thấp nên thường được ứng dụng để may áo đồng phục cho nhà hàng, quán ăn.

Phân loại theo sự co giãn

  • Vải thun co giãn hai chiều: Là loại vải thun có thể kéo giãn sang hai bên theo chiều ngang hoặc chiều dọc của miếng vải. Chất liệu này được sử dụng khá phổ biến, màu sắc đa dạng, độ bền cao. Tuy nhiên lại dễ nhăn khi giặt máy hoặc vò mạnh.
  • Vải thun co giãn bốn chiều: Khi bạn dùng lực kéo vải, chất liệu có thể co giãn theo cả 4 chiều trái, phải, ngang, dọc thì đó chính là vải thun co giãn bốn chiều. Vải có giá thành cao hơn thun 2 chiều, ít nhăn và thường được ứng dụng để may trang phục thể thao nhờ khả năng đàn hồi, co giãn tốt. Thun 4 chiều được xếp vào loại vải cao cấp, giá cao nhất trong số các loại vải thun.

Xem thêm: Vải thun lưới là gì? Ứng dụng phổ biến của vải lưới

Phân loại theo kiểu dệt

Ngoài thành phần sợi vải, kiểu dệt cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng co giãn, bề mặt cũng như tính chất vải. Có nhiều kiểu dệt vải ngày nay như dệt cơ bản, dệt cá sấu, dệt cá mập,… mang đến những loại vải thun khác nhau:
  • Vải thun trơn: Vải thun trơn được dệt theo kiểu cơ bản. Hai bề mặt vải được phân biệt rõ ràng, sợi vải sát nhau theo một chiều, mắt vải nhỏ, trọng lượng nhẹ và bề mặt láng mịn. Vải thun trơn là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với nhiều trang phục sử dụng như áo thun cổ tròn, áo cổ tim, cổ trụ,…
  • Vải thun cá sấu: Thun cá sấu được dệt với mắt lưới to hơn thun trơn, vì thế nên chúng thường có độ nhám nhất định khi cảm nhận trực tiếp.
  • Vải thun cá mập: Thun cá mập được dệt kim có mắt lưới to hơn so với thun cá sấu, vì thế bề mặt vải thô ráp và nhám hơn khi sờ vào. Tuy nhiên vải có độ đàn hồi kém hơn, giá thành vì thế cũng rẻ hơn.

Xem thêm: Vải cotton 4 chiều là gì? Phân loại và cách nhận biết vải cotton 4 chiều

Ưu điểm

Thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Vải thun có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng mát không kém cạnh vải cotton, thậm chí còn vượt trội hơn cả vải ren và vải chiffon. Những bộ quần áo may từ chất vải thun thường mang đến cho người mặc cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, đặc biệt thích hợp với những người thường xuyên đổ mồ hôi hay lao động ngoài trời. Vì thế vải thun cũng là lựa chọn lý tưởng cho những ngày hè nóng bức.
Xem thêm: Vải thun xốp là gì? Ưu nhược điểm mà bạn cần biết

Khả năng đàn hồi, co giãn tuyệt vời

Bên cạnh thấm hút tốt, thoáng khí thì vải thun còn sở hữu khả năng đàn hồi, co giãn tốt nên dù bạn có phải hoạt động nhiều thì trang phục làm từ vải thun cũng rất thoải mái, dễ chịu, không gây khó khăn cho người mặc.

Độ bền cao

Độ dẻo dai, bền bỉ của vải thun được đánh giá cao, đặc biệt khi nó kết hợp thêm sợi poly trong thành phần. Sợi poly giúp chất thun ít phai màu, không nhăn không nhàu, khả năng co rút thấp hơn vải cotton, chỉ khoảng 3-5%.
Xem thêm: Vải thun cát là gì? Đặc điểm và ứng dụng

Dễ giặt giũ, bảo quản

Vải thun rất “dễ tính”, chúng có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy đều không ảnh hưởng đến chất lượng vải.

Dễ thiết kế

Chất liệu vải thun phổ biến trên toàn thế giới bởi nó cho phép sức sáng tạo của con người được phát triển với nhiều thiết kế khác nhau mà không sợ chất liệu ảnh hưởng hay không đáp ứng được chất lượng cuối cùng.
Xem thêm: Vải Rayon là gì? Ứng dụng đặc biệt của vải Rayon trong đời sống

Nhược điểm

Mặc dù là loại vải được đánh giá cao về tính chất nhưng vải thun vẫn tồn tại một số yếu điểm như giá thành tương đối cao so với chất liệu khác, vải khá dày. Một số loại vải có thành phần từ polyester mang đến cảm giác nóng nực, bí bách cho người mặc.

Ứng dụng của vải thun

Vải thun là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất trong ngành may mặc. Với độ co giãn và độ bền, vải thun rất phù hợp với các sản phẩm may mặc, thể thao, đồ nội thất và đồng phục.
Xem thêm: Vải thun giấy là gì? Ưu điểm và tính ứng dụng của vải thun giấy

Trong thiết kế may mặc, thời trang

Vải thun được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang, đặc biệt trong thiết kế các trang phục thể thao. Với tính chất co giãn và thoáng khí, vải thun giúp người mặc cảm thấy thoải mái và linh hoạt trong các hoạt động. Ngoài ra, vải thun còn được sử dụng để may áo phông, áo thun, và nhiều sản phẩm may mặc khác.
Xem thêm: Chất liệu vải Lycra là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chất liệu này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *